Mỗi đội phải tự thiết kế và chế tạo các robot bằng tay và robot tự động để tham dự cuộc thi. Mỗi đội chỉ được sử dụng một (1) robot bằng tay và ba (3) robot tự động.
3.1. Robot điều khiển bằng tay
3.1.1. Robot bằng tay có thể được điều khiển hoạt động thông qua cáp nối trực tiếp với robot hoặc điều khiển từ xa thông qua các tia hồng ngoại, các tia nhìn thấy được hoặc các sóng âm. Điều khiển vô tuyến không dây (radio) là không được phép. Những người điều khiển robot bằng tay không được ngồi lên robot bằng tay của họ.
3.1.2. Khi điều khiển thông qua cáp, điểm nối cáp với robot bằng tay phải cách mặt đất tối thiểu là 900 mm. Chiều dài của cáp từ robot bằng tay tới bộ điều khiển tối thiểu là 1000 mm và không được vượt quá 3000 mm. .
3.1.3. Khi ở trong vùng khởi động robot bằng tay, trước khi trận đấu bắt đầu, kích thước của robot bằng tay không được vượt quá 1000 mm dài x 1000 mm rộng x 1000 mm cao. Chỉ khi trận đấu đã bắt đầu, robot bằng tay mới có thể thay đổi hình dạng nhưng kích thước của nó không được vượt quá hình khối lập phương kích thước 1500 mm trong suốt trận đấu.
3.1.4. Các robot bằng tay không được tách thành hai (2) hay nhiều đơn vị khác khi trận đấu bắt đầu cũng như trong suốt trận đấu.
3.1.5. Chỉ một (1) thành viên của mỗi đội được điều khiển robot bằng tay trong sân thi đấu.
3.1.6. Các thành viên khác của đội không được phép chạm vào robot bằng tay kể từ khi trận đấu bắt đầu.
3.1.7. Các robot bằng tay chỉ được phép hoạt động trong vùng dành cho robot bằng tay và vùng hình vuông màu xám và với các điều kiện cho phép, (xem mục 4.2.2) trong vùng chung của đội đó.
3.1.8. Không phần nào của robot bằng tay hay người điều khiển nó có thể xâm phạm vào vùng dành cho robot tự động và vùng chung của đối phương cũng như rổ của đối phương, bao gồm cả vùng không gian bên trên.
3.1.9. Một robot bằng tay được phép tiếp xúc với các robot tự động trong đội chỉ khi robot bằng tay ở trong vùng chung.
3.1.10. Các robot bằng tay không được phép chạm vào các robot bằng tay và robot tự động của đối phương.
3.1.11. Khi các robot bằng tay của các đội đối kháng chạm vào robot bằng tay của đội khác, trọng tài sẽ phân xử và định hướng lại các robot một cách thích hợp.
3.1.12. Các robot bằng tay phải dành một vùng trống kích thước 150 mm x 100 mm để dán các nhãn/ thẻ cung cấp bởi Ban tổ chức cuộc thi.
3.2. Robot tự động
3.2.1. Các robot tự động có thể đi vào vùng dành cho robot tự động, vùng hình vuông màu xám, vùng chung và rổ của đội bao gồm cả vùng không gian bên trên.
3.2.2. Các robot tự động không được đi vào vùng dành cho robot bằng tay (trừ vùng rổ) và vùng chung của đối phương, bao gồm cả vùng không gian bên trên.
3.2.3. Mỗi robot tự động phải hoạt động một cách tự động.
3.2.4. Khởi động các robot tự động
3.2.4.1. Chỉ một (1) thành viên trong đội được phép khởi động các robot tự động. Thành viên thứ ba trong đội có thể hỗ trợ trong việc mang, xếp đặt các robot.
3.2.4.2. Mỗi đội có 60 giây để bật nguồn các robot tự động của họ kể từ khi trọng tài hô “Chuẩn bị” (“Power up”).
3.2.4.3. Các robot tự động có thể “bật nguồn” (“powered up or booted up”) và có thể ở trong “chế độ nghỉ” (“sleep mode”).
3.2.4.4. Sau khi kết thúc 60 giây bật nguồn, trọng tài hoặc người dẫn chương trình sẽ đếm ngược từ 5 và trận đấu sẽ bắt đầu khi kết thúc đếm ngược.
3.2.4.5. Một khi trận đấu đã bắt đầu, tất cả các robot tự động nên được “khởi động” lần lượt từng robot một, và việc khởi động phải được hoàn tất trong vòng 20 giây kể từ khi có tín hiệu “bắt đầu”.
3.2.4.6. Mỗi robot tự động phải được “khởi động” từ “chế độ nghỉ” thông qua chỉ một (1) thao tác.
3.2.5. Sau khi tất cả những thao tác khởi động các robot tự động hoàn tất hoặc hết 20 giây sau khi có tín hiệu bắt đầu, các thành viên của đội thi đấu chịu trách nhiệm sắp xếp và khởi động các robot phải rời khỏi sân thi đấu ngay lập tức.
3.2.6. Một khi các robot tự động đã khởi động, các thành viên của đội không được phép chạm vào các robot trừ trường hợp xin “retry”.
Ghi chú: Tất cả các đội tham gia được yêu cầu nghiên cứu kỹ các luật từ 3.2.7 đến 3.2.11 và nắm được hết các ẩn ý của cùng một điều khoản trước khi thiết kế các robot và đưa ra chiến thuật cho đội.
3.2.7. Toàn bộ các robot tự động của 1 đội phải đặt vừa trong một khối lập phương cạnh 1000 mm trước khi trận đấu bắt đầu và khi các robot được đặt trong vùng khởi động của robot tự động.
3.2.8. Kích thước và hình dạng của mỗi robot tự động có thể thay đổi trong khi trận đấu diễn ra, nhưng mỗi robot phải đặt vừa trong một khối lập phương cạnh 1350 mm sau khi biến đổi.
3.2.9. Các robot tự động không thể tách rời thành hai hay nhiều đơn vị.
3.2.10. Số lượng robot tự động giới hạn tối đa là ba (3).
3.2.11. Hai (2) hay nhiều robot tự động dính với nhau trong vùng khởi động sẽ được xem như là một robot.
3.2.12. Các robot tự động phải dành một vùng trống kích thước 150 mm x 100 mm để dán các nhãn/ thẻ cung cấp bởi Ban tổ chức cuộc thi.
3.3. “Retry” (khởi động lại) các robot tự động
3.3.1. Đối với các robot tự động, cho phép mỗi đội có một lần “khởi động lại” trong mỗi trận thi đấu.
3.3.2. Các robot tự động đã công nhận cho khởi động lại phải được khởi động chỉ bởi một thao tác cho mỗi robot. Khi các robot tự động ở trong vùng khởi động, chúng phải thỏa mãn các điều kiện đã đề cập đến ở mục 3.2.7, 3.2.10 và 3.2.11.
Các thành viên của đội thi đấu chịu trách nhiệm sắp xếp và khởi động lại các robot tự động phải rời sân thi đấu ngay một khi thao tác khởi động lại hoàn tất hoặc sau 60 giây kể từ khi yêu cầu “khởi động lại” được trọng tài công nhận.
3.3.3. Khởi động lại sẽ không được công nhận đối với các robot tự động đang giữ phó mát, bình hay bơ.
3.3.4. Khi “khởi động lại”, không phần nào của các robot được thay thế, các nguồn điện của các robot không được nạp điện lại. Việc thêm nguồn điện cho robot cũng không được phép.
3.3.5. Khi một yêu cầu “khởi động lại” dẫn đến việc phạm luật, phán quyết tùy thuộc vào các trọng tài trong từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả việc chấp nhận “khởi động lại”.
3.4. Nguồn điện cung cấp cho các robot
3.4.1. Mỗi đội thi đấu tự chuẩn bị nguồn điện cung cấp cho tất cả các robot của họ.
3.4.2. Điện áp của nguồn điện cung cấp cho các robot không vượt quá 24V.
3.4.3. Một nguồn điện được cho là nguy hiểm hay không phù hợp bởi Ban Kiểm tra sẽ không được dùng. Khi sử dụng khí nén hay các lò xo, chúng nên được nạp sau khi trận thi đấu bắt đầu bằng nguồn cung cấp điện trên các robot.
3.5. Trọng lượng
Tất cả các robot bằng tay và robot tự động bao gồm cả các nguồn điện, dây cáp, bộ điều khiển và các phần khác của mỗi robot phải được cân trước khi bắt đầu cuộc thi. Tổng trọng lượng cho phép của tất cả các robot và các phụ kiện kèm theo cho mỗi đội sử dụng trong suốt cuộc thi không được vượt quá 50 kg. Tổng trọng lượng 50 kg không bao gồm các pin dự trữ với cùng hình dạng, cùng trọng lượng và điện áp.
3.6. Các chi tiết của robot
Kích thước và trọng lượng của mỗi robot sẽ được cân đo trước cuộc thi. Các robot không chế tạo theo đúng các điều luật này sẽ không được phép tham dự cuộc thi.
THI ĐẤU
4.1. Các trận đấu
4.1.1. Mỗi trận đấu kéo dài tối đa ba (3) phút.
4.1.2. Đội nào nhấc cả ba (3) viên bơ lên khỏi các chậu và giữ chúng trên không sẽ được tuyên bố “GOVINDA” (thắng cuộc) và trận đấu kết thúc.
4.1.3. Một cách khác, đội nào ghi nhiều điểm sau khi hết 3 phút sẽ được tuyên bố thắng cuộc.
4.1.4. Trong trường hợp hòa nhau, đội thắng sẽ được quyết định theo thứ tự các ưu tiên như sau:
4.1.4.1. Đội nào nhấc lên và giữ viên bơ màu vàng trên không cho đến hết trận.
4.1.4.2. Đội nào nhấc lên và giữ hai viên bơ trắng trên không cho đến hết trận.
4.1.4.3. Đội nào nhấc lên và giữ một viên bơ trắng trên không cho đến hết trận.
4.1.4.4. Đội nào giành được nhiều bình cùng với các viên phó mát hơn.
4.1.4.5. Đội nào giành được nhiều viên phó mát hơn.
4.1.4.6. Đội nào giành được nhiều bình hơn.
Nếu vẫn hòa sau những ưu tiên trên, trọng tài sẽ quyết định đội thắng.
4.2. Các luật thi đấu
4.2.1. Điểm được ghi khi các robot bằng tay và tự động chuyển các bình và phó mát từ các cô bé về rổ như sau:
4.2.1.1. Các robot bằng tay và tự động của đội Đỏ phải chuyển các bình và phó mát về rổ màu đỏ.
4.2.1.2. Các robot bằng tay và tự động của đội Xanh phải chuyển các bình và phó mát về rổ màu xanh.
4.2.1.3. Điểm được ghi khi viên bơ màu vàng và /hoặc màu trắng được nhấc lên và giữ trên không bởi một robot tự động.
4.2.2. Các robot bằng tay không được đi vào vùng chung (và giúp đỡ một robot tự động) cho đến khi nào nó đã chuyển được ít nhất một (1) bình hay phó mát (hay cả hai) từ cô bé vào rổ.
4.2.3. Các robot bằng tay không được phép chạm vào, dịch chuyển hay di dời bình hoặc phó mát một khi chúng đã đặt trong rổ của đội đối phương. Sẽ bị phạt nếu làm như vậy.
4.2.4. Các robot tự động được phép đánh cắp hay di chuyển các bình hoặc phó mát đặt trong rổ của đối phương. Sau đó chúng có thể mang các vật đã đánh cắp về rổ của mình để ghi điểm.
4.2.5. Các robot bằng tay không được chạm vào viên bơ. Chỉ các robot tự động được phép đụng đến viên bơ.
4.2.6. Một khi robot tự động nhấc viên bơ lên, nó phải đảm bảo rằng sẽ giữ viên bơ trên không cho đến khi hết trận thi đấu.
4.2.7. Một robot tự động của một đội chỉ có thể chạm vào robot bằng tay khi robot bằng tay của đội đó ở trong vùng chung.
4.2.8. Một robot tự động có thể ghi nhiều điểm bằng cách nhấc viên phó mát hoặc bình hoặc viên bơ bị rớt trên sân thi đấu trong vùng chung của đội đó hay vùng dành cho robot tự động. Một robot bằng tay có thể ghi điểm bằng cách nhất viên phó mát hay bình bị rớt trên sân thi đấu trong vùng bằng tay, vùng hình vuông màu xám hay trong vùng chung của đội đó.
Nếu robot tự động nhấc viên bơ nằm trên sân thi đấu trong vùng chung của đội đó hay vùng dành cho robot tự động và giữ trên không và hoàn tất các điều kiện để “GOVINDA”, nó có thể ghi điểm tối đa cho điều đó, nhưng trận đấu sẽ tiếp tục cho đến hết 3 phút và đội thắng sẽ được quyết định bởi tổng điểm ghi được của mỗi đội.
4.3. Ghi điểm
4.3.1. Một đội ghi điểm khi họ lấy được các bình và /hoặc phó mát vào rổ của họ bởi robot bằng tay hay robot tự động hoặc khi viên bơ được nhấc lên khỏi các chậu và giữ trên không bởi robot tự động.
4.3.2. Điểm được tính như sau:
4.3.2.1. Nhấc và giữ được viên bơ màu vàng bởi robot tự động = 12 điểm
4.3.2.2. Nhấc và giữ được viên bơ màu trắng bởi robot tự động = 6 điểm
4.3.2.3. Mỗi bình có phó mát trên đầu nằm trong rổ = 3 điểm
4.3.2.4. Mỗi bình trong rổ = 1 điểm
4.3.2.5. Mỗi phó mát trong rổ = 1 điểm
|
TRỪ ĐIỂM
5.1. Một khi trận đấu đã bắt đầu, các hành động sau sẽ bị xem là phạm luật và trừ ba (3) điểm cho mỗi lần vi phạm:
5.1.1. Phạm luật nếu robot bằng tay cố tình chạm vào bình hay phó mát đặt trong rổ của đối phương.
5.1.2. Phạm luật khi robot bằng tay hay người điều khiển nó đi vào hoặc một phần của robot hay người điều khiển vươn vào vùng không gian bên trong vùng dành cho robot tự động và vùng khởi động robot tự động của đối phương cũng như vùng không gian trên rổ của đối phương. Ngoại trừ vùng hình vuông màu xám quanh các cô bé là nơi một phần của robot có thể đưa vào nhưng người điều khiển thì không được.
5.1.3. Phạm luật khi robot bằng tay hay người điều khiển hay một phần của robot bằng tay, người điều khiển chạm vào phần sàn của hình vuông màu xám.
5.1.4. Phạm luật khi robot bằng tay chạm vào robot tự động của đối phương.
5.1.5. Robot tự động và /hoặc robot bằng tay không thể lấy viên bơ và /hoặc bình và /hoặc phó mát đang được đối phương giữ.
5.1.6. Hành động cố tình đánh rơi hay thay đổi vị trí viên bơ, phó mát, bình để đội khác khó có thể ghi điểm.
5.1.7. Nếu các lỗi phạm luật trên xảy ra liên tục một cách cố tình thì ba (3) điểm sẽ bị trừ cho mỗi năm (5) giây xảy ra vi phạm.
|
TRUẤT QUYỀN THI ĐẤU
Những lỗi sau sẽ bị trọng tài truất quyền thi đấu của đội cho mỗi trận riêng biệt. Tổng điểm của đội bị truất quyền thi đấu trong trận đấu đó sẽ bị trừ 9 điểm.
6.1. Gây ra hay cố phá hỏng sân thi đấu, các thiết bị trên sân hay các robot của đối phương và các đối tượng như phó mát, bình, các cô bé, các chậu và viên bơ.
6.2. Thành viên của đội cố tình chạm vào các robot của họ.
6.3. Robot bằng tay hay người điều khiển cố tình khóa chặt, chạm vào hay tấn công robot tự động của đối phương trực tiếp hay gián tiếp.
6.4. Robot bằng tay cố tình nhấc lên hay di chuyển các bình và phó mát trong rổ của đối phương.
6.5. Có nhiều hơn một (1) lỗi khởi động trong một trận đấu (các robot khởi động trước khi có tín hiệu của trọng tài).
6.6. Thực hiện các hành động chống lại tinh thần fair play và hữu nghị giữa các đội tham gia thi đấu.
6.7. Liên tục sử dụng dây cáp để hướng dẫn hay kéo robot bằng tay sẽ bị truất quyền thi đấu.
6.8. Cố tình tấn công robot bằng tay của đối phương bằng robot bằng tay của mình sẽ bị truất quyền thi đấu.
6.9. Đội nào không tuân theo hướng dẫn hay cảnh báo của trọng tài sẽ bị truất quyền thi đấu.
6.10. Các robot tự động đi vào vùng chung của đối phương hay không gian bên trên đó sẽ bị truất quyền thi đấu.
Tuy nhiên, nếu robot tự động di chuyển hay ngã vào vùng chung của đối phương do tai nạn thì được mang ra khỏi vùng đó ngay lập tức theo hướng dẫn của trọng tài. (Trọng tài có quyền xác định đó có phải là tai nạn hay không). Sau đó có thể cho phép khởi động lại.
6.11. Robot bằng tay hay một phần của nó cố tình đi vào vùng chung của đối phương hay vùng không gian trên đó sẽ bị truất quyền thi đấu.
6.12. Phạm luật ba (3) lần sẽ bị truất quyền thi đấu trận đó.
|
ĐẢM BẢO AN TOÀN
7.1. Tất cả các robot phải được thiết kế để chúng không gây nguy hiểm cho người điều khiển, trọng tài, các quan chức, người xem, thiết bị của đối phương và sân thi đấu. Cháy, nổ và các hóa chất nguy hại không được sử dụng.
7.2. Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng tia laser, phải nhỏ hơn laser cấp 2 và phải không gây nguy hiểm cho người điều khiển, trọng tài, quan chức, người xem, thiết bị của đối phương và sân thi đấu.
7.3. Khi sử dụng cảm biến quang, các đội phải chú ý đến các đèn pha rất sáng trên sân thi đấu dùng để ghi hình và phát sóng.
|
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
8.1. Đối với các hành vi không nói đến trong luật, các trọng tài có toàn quyền quyết định và quyết định đó là cuối cùng trong cuộc tranh luận.
8.2. Các sửa đổi, bổ sung cho luật này sẽ được đưa ra bởi Ban Tổ chức cuộc thi và cập nhật trên website <www.roboconindia.com> dưới dạng các FAQ.
8.3. Tất cả các đội được khuyến khích trang trí các robot để phản ánh văn hóa, mỹ học, và phong cách của từng quốc gia.
8.4. Tất cả các robot phải được thiết kế và chế tạo bởi các đội sinh viên, các robot thương mại sẽ không đủ tư cách dự thi. Các đội không được phép gắn logo của nhà tài trợ bất kỳ chỗ nào trên robot hoặc trên đồng phục.
8.5. Khi được Ban Tổ chức yêu cầu, mỗi quốc gia tham dự sẽ cung cấp thông tin về robot của họ, bao gồm băng video trình bày cấu trúc và chuyển động của các robot của đội tham dự. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra các robot tham dự có hợp luật hay không thông qua băng video trước khi cho phép vận chuyển các robot.
8.6. Có thể chấp nhận sai số ± 5% cho tất cả các đối tượng trong luật này kể cả trọng lượng và kích thước.
Hội đồng cố vấn soạn thảo Chủ đề và Luật chơi Robocon
Prof. C. Amarnath – Indian Institute of Technology, Bombay
Prof. Susmit Sen – Indian Institute of Technology, Kanpur
Prof. Subir Kumar Saha – Indian Institute of Technology, Delhi
Prof. Prakash Joshi – Maharashtra Institute of Technology, Pune
Prof. Anant Chakradeo – Maharashtra Institute of Technology, Pune
Prof. Chaitanya Kachare – Maharashtra Institute of Technology, Pune
PHỤ LỤC
A1. Các trận đấu
Các trận đấu được tổ chức theo dạng sau:
Vòng loại: đấu vòng tròn tính điểm. Đội thắng (cao điểm nhất) mỗi bảng sẽ vào dự vòng tứ kết.
Vòng tứ kết: đấu loại trực tiếp
Vòng bán kết: đấu loại trực tiếp
Trận chung kết: đấu loại trực tiếp.
A2. Các giải thưởng: giải thưởng dành cho đội chiến thắng; giải chiến thắng nhanh nhất; giải ý tưởng hay nhất; giải kỹ thuật tốt nhất; giải thiết kế đẹp nhất; giải ABU Robocon; giải của nhà tài trợ.
A3. Các chi phí hỗ trợ kỹ thuật và vận chuyển:
Ban Tổ chức hỗ trợ 1000 USD hỗ trợ kinh phí thi công robot cho tất cả các đội tham dự (vòng chung kết tại Ấn Độ).
Công ty vận chuyển do Ban Tổ chức chỉ định sẽ vận chuyển robot của đội tham gia đến Pune, Maharashtra, India.
A4. Các vật mẫu sẽ chuyển đến tất cả các thành viên tham dự:
1. Phó mát (Panner): Một trái bóng rổ thu nhỏ đường kính 150 mm
2. Chậu giữ viên Bơ (Makhkhan): một mẫu.
3. Tấm lót sàn sân thi đấu (Vinyl dày 2 mm) mỗi màu ứng với các vùng dành cho robot bằng tay, vùng dành cho robot tự động, vùng khởi động xanh và đỏ, vùng màu xám.
|
Robocon 2008
Download
|
Phản hồi đến “ABU ROBOCON 2008, PUNE, INDIA”